GIOI THIEU DU LICH MIEN NAM
GIỚI THIỆU DU LỊCH MIỀN NAM
Thành phố Hồ Chí Minh
Diện tích: 2.095,2 km²
Dân số: 5.730.700 người (năm 2004)
Các quận, huyện:
-
Quận: Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận
10, Quận 11, Quận 12, Tân Bình, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Thủ Đức, Gò Vấp,
Bình Tân, Tân Phú.
-
Huyện: Nhà
Bè, Cần Giờ, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh.
Dân tộc: Việt (Kinh), Hoa, Khmer, Chăm.
Điều
kiện tự nhiên
|
|
Lãnh thổ thành phố
Hồ Chí Minh có tọa độ địa lý 10º22'13" – 11º22'17" vĩ độ Bắc và
106º01'25" – 107º01'10" kinh độ Đông. Phía bắc giáp Tây Ninh, Bình
Dương, phía đông giáp Đồng Nai, phía nam giáp biển Đông và Tiền Giang, phía tây
giáp Long An.
Tiềm
năng phát triển du lịch
|
|
Hiện nay
thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất nước, thu hút hàng năm 70%
lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Sở dĩ như vậy vì ngoài cơ sở hạ tầng khá tốt,
giao thông tương đối thuận tiện, thành phố là một nơi có tài nguyên du lịch
phong phú. Nơi đây là một vùng đất gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập
của dân tộc kể từ khi thực dân Pháp đặt chân lên Việt Nam. Thành phố Hồ Chí
Minh cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước (1911). Gắn
liền với sự kiện đó, cảng Nhà Rồng và Bảo tàng Hồ Chí Minh là một di tích quan
trọng, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Các di tích cách mạng
khác như địa đạo Củ Chi, hệ thống các bảo tàng, nhà hát, nhà văn hoá, các công
trình kiến trúc thời Pháp là những điểm du lịch hấp dẫn. Gần đây thành phố đã đầu
tư nhiều khu du lịch như Thanh Đa, Bình Qưới, nhiều khu vui chơi giải trí như Đầm
Sen, Kỳ Hoà, công viên Nước, Suối Tiên,... đã thu hút và hấp dẫn du khách. Hiện
nay, thành phố đang tiến hành tôn tạo các di tích lịch sử, các công trình kiến
trúc cổ, đầu tư cho hệ thống bảo tàng, khôi phục nền văn hoá truyền thống kết hợp
với tổ chức các lễ hội, khôi phục văn hoá miệt vườn, làng hoa để phát triển một
cách vững chắc ngành du lịch của thành phố.
|
|
Với hơn 300
năm hình thành và phát triển, thành phố Hồ Chí Minh có nhiều công trình kiến
trúc cổ như Nhà Rồng, đền Quốc Tổ, dinh Xã Tây, Nhà hát lớn, Bưu điện, hệ thống
các ngôi chùa cổ (chùa Giác Lâm, chùa Bà Thiên Hậu, chùa Tổ Đình Giác Viên...),
hệ thống các nhà thờ cổ (Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức...). Nhìn
chung, một trong những đặc trưng văn hoá của 300 năm lịch sử đất Sài Gòn - Gia
Định, nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hoá, là "cơ cấu kiến trúc" Việt
- Hoa - châu Âu. Một nền văn hoá kết hợp hài hoà giữa truyền thống dân tộc của
người Việt với những nét đặc sắc của văn hoá phương Bắc và phương Tây.
Giao
thông
|
|
Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông của cả miền Nam
bao gồm đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường không. Từ thành phố đi Hà Nội
có quốc lộ 1A, đường sắt Thống nhất và quốc lộ 13 xuyên Đông Dương.
Sân bay quốc
tế Tân Sơn Nhất chỉ cách trung tâm thành phố 7km, là sân bay lớn nhất nước với
hàng chục đường bay nội địa và quốc tế. Có các đường bay nội địa từ Tp. Hồ Chí
Minh tới Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Nha Trang, Phú
Quốc, Pleiku, Quy Nhơn, Rạch Giá, Vinh.
Tp. Hồ Chí
Minh cách Hà Nội 1.730 km, cách Tây Ninh 99km, Biên Hòa (Đồng Nai) 30km, Mỹ Tho
70km, Vũng Tàu 129km, Cần Thơ 168km, Đà Lạt 308km, Buôn Ma Thuột 375km.
Chùa Vĩnh Nghiêm
Vị trí: 339 Nam Kỳ Khởi
Nghĩa, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
Ðặc
điểm:
Chùa được xây dựng từ năm 1964 đến năm 1971, theo thiết
kế của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng và sự cộng tác của các kiến trúc sư Lê Tấn
Chuyên và Cổ Văn Hậu. Chùa được xây dựng theo hình chữ công,hai lớp mái chồng
diêm, mang nét cổ kính, theo truyền thống Á Đông.
Chánh điện có những công
trình chạm khắc gỗ của những năm 1960. Tháp Quan Âm ở bên trái, 7 tầng mái, cao
35 m, bảo tháp hình vuông cạnh 6 m, đỉnh tháp gọi là Long Xa; vọng chuông thấp
có đại hồng chung đường kính 1,8 m. Ðây là ngôi tháp lớn nhất của Phật giáo Việt
Nam.
Tháp Xá lợi cộng đồng
xây phía sau, bên phải có 4 tầng cao 25 m, dựng năm 1982.
Nhà thờ Đức Bà
Vị
trí: Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.
Ðặc
điểm:
Nhà thờ Đức Bà hay còn gọi là Nhà thờ Lớn là một công trình kiến trúc bề thế có
hai tháp chuông cao, tại quảng trường mang tên "Công xã Paris " nơi trung tâm thành phố.
Công trình được khởi
công xây dựng ngày 7/10/1877 và được khánh thành vào ngày 11/4/1880. Nhà thờ được
thiết kế tại Pháp, thi công xây dựng do kỹ sư ngươi Pháp tên là Bourad chỉ huy
thực hiện. Tổng kinh phi xây dựng lúc bấy giờ là 2,5 triệu Frances do Thống sứ Nam kỳ cung cấp.
Thánh đường có chiều dài là 133m
tính từ cửa ngăn đến cuối phòng đọc kinh, chiều ngang 35m và cao 21m. Lúc đầu,
hai tháp có chiều cao tính từ mặt đất là 36,6m. Sau xây thêm hai chóp nhọn lầu
chuông 21m nữa, do vậy chiều cao của tháp là hơn 57m (Tháp chuông làm năm
1895). Sáu đại hồng chung, nặng 25.850kg đặt dưới hai
lầu chuông.
Ngày 7 và 8 tháng 12
năm 1959, theo sự chấp thuận của toà thánh Vantican, nhà thờ làm lễ "xức dầu"
đặt tên là "Vương Cung Thánh Đường"
Đền tưởng niệm liệt sĩ
Bến Dược - Củ Chi
Vị trí: Trên vùng đất nổi tiếng của địa đạo Củ Chi
Ðặc điểm: Ðền được xây dựng để tưởng nhớ công ơn to lớn của đồng
bào, chiến sĩ đã chiến đấu, hy sinh trên vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Ðịnh
trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược chống Pháp và Mỹ.
Trên vùng đất nổi tiếng của địa đạo Củ
Chi năm xưa đánh Mỹ và ngay giữa lòng "tam giác sắt" một thời rền
vang bom đạn, ngày nay, sau 20 năm giải phóng thành phố và thống nhất đất nước,
đảng bộ và nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tạo dựng nên công trình: ĐỀN TƯỞNG
NIỆM LIỆT SĨ BẾN DƯỢC - CỦ CHI, là một công trình dành cho thế hệ mai sau nhớ
mãi, tri ân và tự hào.
Ðền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược, Củ Chi là một công trình tập hợp những đóng góp vật chất và trí tuệ của đồng bào, của lãnh đạo Thành ủy, ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các bậc lãnh đạo trí thức, văn nghệ sĩ, nghệ nhân ... Mỗi người đóng góp bằng sự nhiệt tình của trái tim cháy bỏng, của đạo lý và trí tuệ trong sáng nhất để làm nên một quần thể kiến trúc đậm đà bản sắc dân tộc.
Ðền được xây dựng trên một vùng đất rộng 7 ha, khởi công vào ngày 19/5/1993 nhân kỷ niệm ngày sinh lần thứ 103 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, người sáng lập Ðảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 19/12/1995, đền tưởng niệm khánh thành giai đoạn 1 và bắt đầu đón lớp lớp những đoàn người trong nước và nước ngoài đến tưởng niệm, và trầm ngâm về một lẽ sống còn đã làm nên hồn thiêng dân tộc.
Ðền tưởng niệm được các nhà kiến trúc, những nhà xây dựng
và những người tâm huyết tạo thành một quần thể kiến trúc hài hòa, thoáng đãng,
mang bản sắc văn hóa Việt một cách tinh tế, dịu dàng như tâm hồn dân tộc Việt.
Ðền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược
gồm có các hạng mục:
Cổng
tam quan: Cổng tam quan được kiến trúc theo phong cách cổ truyền của
dân tộc với các hàng cột tròn, trên lợp ngói âm dương. Cổng có hoa văn, họa tiết,
mái cong của những cổng đình lành nhưng được cách tân bởi những vật liệu mới.
Chính giữa cổng tam quan là biển đề "Ðền Bến Dược" và trên các thân cột
là những câu đối của nhà thơ Bảo Ðịnh Giang:
" Trải tấm lòng son vì đất nước,
Ðem dòng máu đỏ giữ quê hương."
" Lòng biết công ơn nhang thơm một nén,
Ðời còn bóng dáng sao sáng ngàn năm."
Nhà văn bia: Nhà văn bia là một nhà vuông có hai mái, lợp ngói, ở giữa đặt một tấm bia đá cao 3m, ngang 1,7m, dày 0,25m, nặng 3,7 tấn. Tấm bia đá này được lấy từ một khối đá nặng 18 tấn ở Ngũ Hành Sơn, Tp. Ðà Nẵng và được các nghệ nhân đẽo gọt, chạm khắc những hoa văn độc đáo của dân tộc. Bài văn được khắc vào bia đá với tựa đề "đời đời ghi nhớ" của nhà thơ Viễn Phương, được chọn trong một cuộc thi có 217 bài ở 29 tỉnh, thành phố. Bài văn bia thật sự là một áng hùng văn bất hủ, vừa thể hiện hào khí ngất trời của dân tộc ta, vừa nói lên cái tâm nhân hậu của dân tộc, cái hùng " bạt núi, san đèo" của nhân dân, cái nghĩa tình cao cả, đằm thắm của biết bao đồng chí, đồng bào đã không quản ngại gian khổ, hy sinh để làm nên những trang lịch sử vẻ vang, chói lọi.
Ðền chính: Kiến trúc mang dáng dấp đền đài cổ của Việt
Tên liệt sĩ được khắc vào bia đá hoa cương, chữ mạ vàng. Có 44.209 liệt sĩ được ghi tên trong đền. Gồm Mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng, liệt sĩ, trong đó có 9.119 liệt sĩ là con em của 40 tỉnh, thành phố khác. Hằng ngày, có nhiều lượt người đếm tìm tên của thân nhân và đồng đội, đã nghẹn ngào, xúc động vì đã tìm thấy được tên, biết được nơi an táng và những chi tiết khác của liệt sĩ do ban quản lý cung cấp.
Chúng ta vừa xúc động vừa tự hào về những con người ưu tú của quê hương được khắc tên trong đền. Từ nay hương hồn của các liệt sĩ sẽ được ấm áp, thanh thản bởi hằng ngày có biết bao nhiêu người đến dâng hoa, thắp hương tưởng nhớ đến những người đã hy sinh vì sự nghiệp độc lập, tự do hạnh phúc của dân tộc!
Tháp: Thể hiện cho sự vươn lên đỉnh cao trong tương lai. Tháp có 9 tầng, cao 39m. Trên vách tháp có nhiều văn hoa, phù điêu thể hiện cuộc sống và chiến đấu của nhân dân Củ Chi "đất thép thành đồng". Đứng trên tầng cao của tháp, chúng ta có thể ngắm nhìn một phần của vùng căn cứ cách mạng mà địa danh đã đi vào lịch sử: vùng "tam giác sắc".
Hoa viên: Từ khu đất đầy hố bom, cằn cỗi do chiến tranh tàn phá, nay đền đã có một mảng hoa viên mượt mà, tươi đẹp, hoa nở quanh năm với nhiều loại cây kiểng quý do nhiều nghệ nhân và các nơi gởi tặng. Ðặc biệt, các đồng chí lãnh đạo trung ương, thành phố và các tỉnh đã trồng lưu niệm nhiều loại cây quý ở đây.
Bảo tàng chứng tích chiến tranh
Vị
trí: 28 Võ Văn Tần, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
Ðặc
điểm: Ðược thành lập tháng 9-1975, tiền thân là nhà trưng bày tội
ác chiến tranh Mỹ - Ngụy.
Bảo tàng trưng bày một số hiện
vật, hình ảnh tội ác của Mỹ - Ngụy trong chiến tranh với các chủ đề: lính Mỹ
tàn sát nhân dân, rải chất độc hóa học, tra tấn, tù đày, chiến tranh phá hoại
miền Bắc. Các hiện vật như máy bay, đại bác, xe tăng, máy chém và hai ngăn
"chuồng cọp" được xây dựng đúng kích thước như ở nhà tù Côn Ðảo.
Có các phòng trưng bày về:
Chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, vấn đề quần
đảo Trường Sa, âm mưu của các thế lực địch. Bên ngoài, bảo tàng có những gian
hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn hoá dân tộc Việt Nam , phòng rối nước Việt Nam . Hơn 20 năm qua đã có gần 6 triệu
lượt người xem, trong đó có gần 1 triệu lượt khách nước ngoài, đông nhất vẫn là
các du khách người Mỹ.
Bảo tàng Hồ Chí Minh
Vị
trí: Số 1 Nguyễn Tất Thành, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.
Ðặc
điểm:
Bến Nhà Rồng hay khu lưu niệm Bác Hồ nằm bên ngã ba sông Sài Gòn, đầu đường
Nguyễn Tất Thành. Nơi đây ngày 5/6/1911, ngưởi thanh niên Nguyễn Tất Thành mà
sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xuống tàu "Ðô đốc Latouche Tréville"
ra đi tìm đường cứu nước.
Nhà Rồng nguyên là trụ
sở của đại diện hãng chuyên chở hàng hải Pháp (thuộc Công ty vận tải đường biển
Pháp Messageries Pharitimes) xây cất năm 1862 làm nơi ở cho viên tổng quản lý
và là nơi bán vé tàu. Toà nhà có hình 2 con rồng trên nóc. Con tầu đầu tiên rời
bến Nhà Rồng vào tháng 11 năm 1862.
Ngày 3 tháng 9 năm 1979, Uỷ ban
nhân dân Tp. Hồ Chí Minh quyết định lấy Nhà Rồng là "Khu lưu niệm Chủ tịch
Hồ Chí Minh" (tức Bảo tàng Hồ Chí Minh - Bến Nhà Rồng). Bên trong khu nhà
lưu niệm có trưng bày nhiều hình ảnh và hiện vật về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch.
Từ đó đến nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh - Bến Nhà Rồng đã đón tiếp hàng chục triệu
lượt khách trong và ngoài nước vào tham quan. Ngoài ra, tại đây thường tổ chức
những cuộc vui lớn, biểu diễn nghệ thuật, nghe kể chuyện truyền thống, tổ chức
lễ kết nạp Ðảng, kết nạp Ðoàn viên...
Hội trường Thống Nhất
Vị trí: 106 Nguyễn Du, quận 1,Tp. Hồ Chí Minh.
Ðặc điểm: Trước
đây vào năm 1873 trên nền đất này là một toà biệt thự tên gọi là dinh
Nôrôđôm- dinh của toàn quyền Ðông Dương ở Sài Gòn.
Năm
1954 Tổng thống nguỵ quyền Ngô Ðình Diệm và đại gia đình họ Ngô đã ở và làm việc
ngay trong dinh Nôrôđôm. Ðến 27/2/1962 dinh Nôrôđôm bị máy bay ném bom hư hỏng
nặng. Diệm đã cho phá huỷ toàn bộ dinh Nôrôđôm, xây dựng một dinh mới hoàn toàn
gọi là dinh Ðộc Lập.
Dinh
có diện tích sử dụng 4500m2 trên khuôn viên đất rộng 120.000m2
gồm 1 tầng hầm, 3 tầng chính, 2 tầng lửng, 1 sân thượng và lầu nghỉ mát gọi là
lầu Tứ Phương. Dinh có 100 phòng, mỗi phòng có cách bài trí riêng theo nội dung
từng phòng. Phòng khánh tiết có sức chứa 800 người... Dinh còn có 2 nhà triển
lãm với tổng diện tích 2.000 m2, một khu nhà khách 33 phòng , nhà
phát điện dự phòng công suất 350 KVA và nhiều điểm dịch vụ vui chơi giải trí
khác như sân tennis, khu nhà sàn Tây Nguyên...
11h30' ngày 30/4/1975 xe tăng quân giải phóng đã tiến thẳng vào dinh Ðộc Lập,
chính phủ Ngụy gồm 45 người cùng tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện.
Sau
ngày giải phóng, dinh Ðộc Lập là trụ sở của Uỷ ban quân quản thành phố. Hội nghị
hiệp thương thống nhất đất nước đã họp ở đây vào tháng 12/1975 và dinh Ðộc Lập
đã được đổi tên thành Hội trường Thống Nhất. Ngày nay, hội trường Thống Nhất đã trở thành khu di tích lịch
sử văn hoá được đông đảo khách trong nước và nước ngoài đến tham quan.
Nhận xét
Đăng nhận xét